Chỉ dẫn địa lý cho thủy sản ngập nước quá khó khăn

Không như các sản phẩm nông nghiệp, khi xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm thủy sản, đặc biệt là thủy sản ngập nước sâu như sá sùng, công tác này gặp rất nhiều khó khăn.

chỉ dẫn địa lý
Việc xây dựng chỉ dẫn địa lý cho con sá sùng nói riêng và các sản phẩm ngập nước gặp rất nhiều khó khăn

Lý giải điều này, chuyên gia Nguyễn Xuân Lý, nguyên Phó vụ trưởng Vụ khoa học công nghệ (KHCN) và Môi trường (Bộ NN&PTNT) cho biết: Chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm thủy sản khác với các sản phẩm nông nghiệp. Đối với sản phẩm trên cạn, công tác khảo sát, điều tra đơn giản, đỡ mất công sức hơn các sản phẩm thủy sản sống ở vùng ngập nước.

“Thủy sản, đặc biệt là các sản phẩm sống ở vùng thủy triều lên xuống rất khắc nghiệt khi triển khai các hoạt động xây dựng chỉ dẫn địa lý. Bởi, cần phải xác định được vùng phân bố của nó, vị trí phân bố của nó để xây dựng được bản đồ về xác định vị trí địa lý. Việc xác định này rất khó khăn trong khi nó vô cùng cần thiết và quan trọng”, chuyên gia xây dựng chỉ dẫn địa lý trong lĩnh vực thủy sản nói.

Theo ông Nguyễn Xuân Lý, việc phân tích chất lượng có khác biệt riêng cho mỗi loại thủy sản, như về dinh dưỡng, đặc điểm, nhận dạng. Vấn đề này trong khoa học hiện nay không có , nhưng quan trọng là phải lựa chọn dữ liệu phân tích và người đọc kết quả đó phải có đánh giá đúng về giá trị dinh dưỡng của đối tượng định xây dựng chỉ dẫn địa lý.

Đối tượng ngập nước, bao gồm các loại ngập nước nặng như sá sùng Vân Đồn, để có thể xác định được các tiêu chí đặc thù, cần triển khai nhiều nghiên cứu liên quan đến các công nghệ và phương pháp điều tra. Nó khác hoàn toàn và khó khăn hơn rất nhiều so với quá trình  lựa chọn mẫu để định vị sự phân bố và xác định vị trí của nó.

Riêng đối với con sá sùng ở Vân Đồn (Quảng Ninh), để có được bản đồ chỉ dẫn địa lý chính xác, trước hết, các cơ quan chức năng  phải thiết lập được bản đồ chỉ dẫn sự phân bố cho sản phẩm này, xem nó được phân bố ở đâu, diện tích là bao nhiều… ?

Nói đến công tác nghiên cứu chỉ dẫn địa lý cho con sá sùng Vân Đồn, chuyên gia Nguyễn Xuân Lý cho biết, có hai vấn đề quan trọng cần quan tâm. Thứ nhất, cần xác định được hiện trạng phân bố, sau đó là nắm bắt được tình hình khai thác thực tế tại địa phương. Trong nghiên cứu phân bố, phải nghiên cứu các nội dung có liên quan như điều kiện sinh thái, môi trường liên quan đến quá trình sinh trưởng của sá sùng.

“Nên xác định một cách rạch ròi xem nó phân bố và diện tích thực tại mà chúng ta đang khai thác nó thế nào?”, nguyên Phó vụ trưởng Vụ KHCN và Môi trường đề nghị.

báo cáo nghiệm thu
Buổi báo cáo nghiệm thu xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sá sùng Vân Đồn

Ngoài ra, chuyên gia này cho rằng, cần đánh giá được đặc điểm hình thái bên ngoài; giá trị chất lượng dinh dưỡng sá sùng; làm rõ được các chỉ số, chỉ tiêu, chất lượng dinh dưỡng đặc thù của nó so với các sản phẩm cùng loại ở địa phương khác. Quan trọng hơn nữa là chứng minh tính nổi trội, khác biệt của sá sùng Vân Đồn.

Hơn nữa, ông Nguyễn Xuân Lý đề nghị, nếu là chỉ dẫn địa lý của Vân Đồn thì phải phân tích được tác động của yếu tố con người đến chất lượng sản phẩm sá sùng. Việc này liên quan đến quy trình khai thác nguồn lợi tự nhiên, công nghệ bảo quản sau thu hoạch và công nghệ chế biến tươi, sơ chế, khô. Việc đưa ra được quy trình khai thác, chế biến, bảo quản sản phẩm có thể là tiền đề cho việc phát triển nước mắm sá sùng sau này.

“Nếu làm tốt điều đó, sau khi chỉ dẫn địa lý được nhà nước công nhận, tiếp theo, chúng ta nên xây dựng văn bản pháp luật, cơ chế quản lý liên quan đến vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững sản phẩm”, ông Nguyễn Xuân Lý nhận định.

Cũng theo ông Lý, việc quảng bá thương hiệu, cũng như giá trị của sản phẩm của địa phương, nếu được quan tâm và triển khai tốt sẽ phát huy được vai trò của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Sẽ bảo tồn, phát triển bền vững các sản phẩm này ở thị trường trong và ngoài nước; nâng cao giá trị sản phẩm, phát triển kinh tế địa phương.

VietQ, 01/12/2015
Đăng ngày 03/12/2015
Trà Phương
Kinh tế

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 10:18 03/05/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 04:00 04/05/2024

Cá nhám phơi: Loài cá to lớn có tính tình thân thiện

Sở hữu thân hình to lớn và có phần kỳ dị, nhưng cá nhám phơi lại là một sinh vật biển có tính tình rất hiền lành và thân thiện.

Cá nhám
• 04:00 04/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 04:00 04/05/2024

Tạt vi sinh cho ao tôm

Trong nuôi tôm, vi sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho ao nuôi cũng như vật nuôi sinh trưởng. Nhưng liệu bạn có đang hiểu rõ và sử dụng chúng đúng cách để giúp phát huy hết năng lực của vi sinh mang đến. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi tôm
• 04:00 04/05/2024

Hiện trạng tôm càng chết hàng loạt do ngập mặt tấn công ao nuôi

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài tại các tỉnh miền Nam đang trở nên ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Kiên Giang, với diện tích lớn dành cho việc nuôi tôm càng xanh kết hợp với canh tác lúa, đang phải đối mặt với hậu quả đáng kể của hạn hán và xâm nhập mặn.

Tôm càng xanh
• 04:00 04/05/2024